Các doanh nghiệp chăn nuôi heo cam kết hạ giá thịt lợn

0

Nhằm tiếp tục xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, giảm áp lực của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ngày 30/3/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn. Theo đó, để bàn giải pháp quyết tâm đưa giá thịt lợn hơi… Điển hình, các doanh nghiệp như CJ Vina, Masan, Emivest, Japfa, Mitraco, Anova, Hòa Phát, Minh Hiếu, Thái Dương, Mai Viên, Thành Đô, Dabaco, Nông Lâm, Việt Đức…

 

Quang cảnh buổi làm việc của Bộ NN&PTNT với 15 doanh nghiệp chăn nuôi heo lớn ngày 30/3 

Như tin chúng tôi đã đưa trước đó vào hồi 19g50 ngày 29/3/2020. Theo đó, đã phản ảnh về việc giá heo hiện vẫn đang ở mức khá cao. Đồng thời, hy vọng các tập đoàn chăn nuôi heo nước ngoài đầu tư tại Việt Nam cần chung tay cùng Chính phủ giảm giá heo trong thời điểm dịch Covid – 19. Cùng với đó, cũng xin đề nghị chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương giám sát những doanh nghiệp nào làm sai phạm để kiếm lợi tức trong thời điểm này, chúng tôi tin tưởng rằng dưới sự chỉ đạo của các cấp, ngành sẽ quán triệt xử lý một cách triệt để. Thường trực Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến sẽ sát cánh cùng người dân Việt Nam để người dân được hưởng những quyền lợi chính đáng trong thời kỳ dịch bệnh này.

Tại buổi làm việc lần này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời làm việc với cùng 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn bàn giải pháp tiếp tục xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, giảm áp lực của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Trong đó, tính đến ngày 27/3/2020 vừa qua, Việt Nam hiện đã nhập khẩu hơn 39.191 tấn thịt lợn, tăng 312% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, nhập khẩu từ Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%, Brazil 9,68%, Mỹ 7,65% và Liên bang Nga 2,62%.

Bên cạnh đó, tốc độ tái đàn lợn trên cả nước đang rất nhanh, tăng 2 triệu con, hiện tổng đàn lợn cả nước khoảng 24 triệu con bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018); trong đó, đàn lợn nái còn 2,72 triệu con, bao gồm 109 nghìn con cụ kỵ, ông bà, cơ bản đáp ứng nhu cầu giống để tái đàn lợn. Theo tính toán của Bộ, đến cuối quý III đầu quý IV có thể đạt tổng đàn như trước khi bị dịch tả lợn châu Phi (năm 2018).

Cũng tại cuộc làm việc này, Bộ NN&PTNT còn đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn.

Song song đó, đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp đầu tư tái đàn, tăng đàn, mở rộng quy mô đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và cung cầu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

Dịp này, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg kể từ ngày 1/4/2020 tới đây, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cũng dịp này, 15/15 doanh nghiệp đã đồng ý và cam kết sẽ hạ giá thành theo tinh thần làm việc lần này.

Hoàng Quý – Ngọc Danh

Bài viết cùng chuyên mục
Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.