Những loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng, chứng thực

0

Những loại hợp đồng nhà đất không bắt buộc công chứng, chứng thực. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Nội dung dưới đây sẽ liệt kê các trường hợp giao dịch về nhà đất không bắt buộc công chứng, chứng thực:

1. Căn cứ pháp lý:
– Điều 167 Luật đất đai 2013
– Điều 122 Luật Nhà ở 2014
– Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014

2. Hợp đồng về nhà ở
– Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.
– Góp vốn bằng nhà ở mà có 1 bên là tổ chức
– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.

Với những trường hợp trên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

3. Hợp đồng về quyền sử dụng đất.
Các trường hợp được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên:
– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,
– Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản

4. Hợp đồng kinh doanh bất động sản.
Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận:
– Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;
– Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;
– Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;
– Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
– Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

Bài viết cùng chuyên mục
Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.