Quy trình thành lập doanh nghiệp

0

Các bước thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và các vấn đề cần lưu ý

*Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ công ty (Đối với công ty TNHH, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần);

3. Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với CTCP.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

*Lưu ý:

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp;

– Lựa chọn đặt tên công ty phù hợp với quy định của pháp luật, không trùng lặp, nhầm lẫn,…

– Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại nhà tập thể, nhà chung cư (đối với chung cư hỗn hợp chỉ được đặt tại tầng thương mại, dịch vụ của tòa nhà);

– Về ngành nghề kinh doanh: lựa chọn nhóm ngành nghề kinh doanh phù hợp và chú ý đến những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;…

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Phương thức nộp hồ sơ: Đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

– Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì giải quyết cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc từ chối đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 3: Khắc con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp liên hệ với cơ sở khắc con dấu để làm con dấu cho doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Đăng ký sử dụng mẫu con dấu; Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn; Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Hoàn tất các thủ tục về thuế, báo cáo tài chính,…

Doanh nghiệp mới thành lập cần thực kiện các thủ tục kê khai, nộp thuế môn bài, báo cáo tài chính, treo biển trụ sở công ty,…

Bài viết cùng chuyên mục
Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.